Cuối đời Từ Đại Xuân

Thời điểm này nghề lương y được củng cố cùng lời khuyên được săn đón, ông được triệu đến Bắc Kinh vào năm 1761 để chăm sóc Tưởng Phổ, một quan chức triều đình và là con trai của Tưởng Đình Tích.[1] Ông chẩn đoán chính xác bệnh tình của Tưởng Phổ đã ở giai đoạn cuối, sau đó ông nhận được lời đề nghị vào một vị trí trong Bộ Y học Hoàng gia, nhưng ông đã từ chối.[1]

Từ Đại Xuân trải qua những năm cuối đời ở Hồi Khê (洄溪), một ngôi làng phía bắc quê hương của ông ở Ngô Giang,[4] sau đó được gọi là Hồi Khê lão nhân (洄溪老人) hoặc "Ông già Hồi Khê".[12] Năm 1771, ông nhận được một lời đề nghị khác của hoàng gia đến Bắc Kinh. Ông qua đời cùng năm, ngay sau khi đến thủ đô cùng con trai Từ Hi (徐爔).[1]

Viết trong Tuy dương toàn tập ngay sau khi ông qua đời,[4] người viết tiểu sử Viên Mai (袁枚) nhận xét: "(Từ Đại Xuân) đặc biệt tinh thông y học cổ truyền Trung Hoa; mỗi lần chữa trị cho bệnh nhân, ông ấy thông thạo với phương pháp mà theo đó các cơ quan quan trọng của cơ thể hoạt động đến mức dường như ông có thể truyền đạt với chúng để phục hồi về trạng thái bình thường."[5] Bốn trong số các chuyên luận của Từ Đại Xuân được lưu giữ đầy đủ trong bách khoa toàn thư thế kỷ 18 Tứ khố toàn thư.[3]